Những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nam
Những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nơi khách tham quan nên đi trước khi rời khỏi Hồ Chí Minh

Là một trong những công trình mang tính lịch sử và lâu đời nhất TP. HCM, Thảo Cầm Viên Sài Gòn không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là biểu tượng văn hóa đặc trưng của thành phố. Được xây dựng cùng lúc với Bưu điện TP. HCM, Nhà thờ Đức Bà và chợ Bến Thành, Thảo Cầm Viên Sài Gòn được xem như một chứng nhân của lịch sử, đã cùng đi qua những thăng trầm của con người và vùng đất này. Sức sống bền bỉ cùng những giá trị văn hóa đặc trưng đã mang đến cho Thảo Cầm Viên Sài Gòn một sắc thái riêng biệt và không thể nhầm lẫn với bất kỳ nơi nào khác. Thảo Cầm Viên Sài Gòn được xây dựng vào ngày 23.03.1864 với tên gọi đầu tiên là Vườn Bách Thảo. Người có công xây dựng nên Thảo Cầm Viên Sài Gòn là Đô đốc Toàn quyền Đông Dương Pierre-Paul De La Grandière, với tham vọng dùng nơi này để nâng cao văn hoá và các hoạt động bảo tồn động thực vật, cũng như phục vụ công trình nghiên cứu cho các nhà khoa học Đông Dương. Theo lệnh của Đô đốc, ông Louis Adolphe Germain – một thú y sĩ của quân đội Pháp, được giao nhiệm vụ mở mang 12ha vùng đất hoang ở phía Đông Bắc rạch Thị Nghè để làm nơi nuôi thú và ươm cây. Năm 1865, công trình hoàn thành với nhiều loại thú và cây quý hiếm được nhập về từ các nước lân cận như Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia… và được mở rộng đến 20ha. Người dân Sài Gòn khi ấy quen gọi Thảo Cầm Viên Sài Gòn là Sở Thú và tên gọi phổ thông này vẫn gắn liền với Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho đến tận hôm nay.
462 người dân địa phương đề xuất
Zoo and Botanical Gardens
2 Nguyễn Bỉnh Khiêm
462 người dân địa phương đề xuất
Là một trong những công trình mang tính lịch sử và lâu đời nhất TP. HCM, Thảo Cầm Viên Sài Gòn không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là biểu tượng văn hóa đặc trưng của thành phố. Được xây dựng cùng lúc với Bưu điện TP. HCM, Nhà thờ Đức Bà và chợ Bến Thành, Thảo Cầm Viên Sài Gòn được xem như một chứng nhân của lịch sử, đã cùng đi qua những thăng trầm của con người và vùng đất này. Sức sống bền bỉ cùng những giá trị văn hóa đặc trưng đã mang đến cho Thảo Cầm Viên Sài Gòn một sắc thái riêng biệt và không thể nhầm lẫn với bất kỳ nơi nào khác. Thảo Cầm Viên Sài Gòn được xây dựng vào ngày 23.03.1864 với tên gọi đầu tiên là Vườn Bách Thảo. Người có công xây dựng nên Thảo Cầm Viên Sài Gòn là Đô đốc Toàn quyền Đông Dương Pierre-Paul De La Grandière, với tham vọng dùng nơi này để nâng cao văn hoá và các hoạt động bảo tồn động thực vật, cũng như phục vụ công trình nghiên cứu cho các nhà khoa học Đông Dương. Theo lệnh của Đô đốc, ông Louis Adolphe Germain – một thú y sĩ của quân đội Pháp, được giao nhiệm vụ mở mang 12ha vùng đất hoang ở phía Đông Bắc rạch Thị Nghè để làm nơi nuôi thú và ươm cây. Năm 1865, công trình hoàn thành với nhiều loại thú và cây quý hiếm được nhập về từ các nước lân cận như Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia… và được mở rộng đến 20ha. Người dân Sài Gòn khi ấy quen gọi Thảo Cầm Viên Sài Gòn là Sở Thú và tên gọi phổ thông này vẫn gắn liền với Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho đến tận hôm nay.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ – Điểm đến thú vị giữa lòng Sài Gòn Con phố đi bộ sôi động này nằm ở trên đường Nguyễn Huệ, thuộc địa bàn quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, kéo dài từ trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố đến Bến Bạch Đằng. Kể từ ngày khánh thành đến nay, đây luôn luôn là một trong những điểm đến, vui chơi sầm uất nhất Sài Gòn bởi không gian thoáng đãng, nhiều hoạt động thú vị, hữu ích cũng như các khu chung cư đẹp, các cửa hàng, quán ăn, quán cafe nhộn nhịp. Các điểm gửi xe phố đi bộ Mỗi ngày phố đi bộ Nguyễn Huệ luôn đón một lượng khách lớn đến tham quan, giải trí, giao lưu cộng đồng. Một trong những điều mà nhiều người quan tâm trước khi đến đây là tìm kiếm địa điểm gửi xe, để thuận tiện đi lại, an toàn, không bị chặt chém,… Để phục vụ cho một lượng khách tham quan và vui chơi rất lớn vào các dịp cuối tuần hay lễ Tết, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã lập ra 26 địa điểm gửi xe và các điểm này do lực lượng Thanh niên xung phong phụ trách, giá giữ xe là 4.000 đồng/xe số và 5.000/xe tay ga. Tuy nhiên, tại khu vực trung tâm cũng có nhiều bãi xe tự phát, thu của người gửi xe 10.000-15.000 đồng/lượt thì các bạn nên cẩn thận. • 1. Số 7-9 đường Lam Sơn (sau lưng Nhà hát TP) • 2. Vỉa hè Thi Sách – Đông Du • 3. Vỉa hè Thi Sách – Nguyễn Siêu • 4. Vỉa hè Thi Sách – Lê Thánh Tôn • 5. Vỉa hè Tôn Đức Thắng – Nguyễn Hữu Cảnh • 6. Vỉa hè trước số 5 Thi Sách. • 7. Bãi giữ xe khách sạn Grand đường Đồng Khởi. • 8. Vỉa hè Hàm Nghi – Hải Triều • 9. Vỉa hè số 87 Hàm Nghi • 10. Vỉa hè Pasteur – Hàm Nghi (trường cao Đẳng Cao Thắng) • 11. Vỉa hè Hàm Nghi – công trường Quách Thị Trang • 12. Vỉa hè Hàm Nghi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa • 13. Vỉa hè Hải Triều – Góc Kho bạc TP • 14. Vỉa hè Hồ Tùng Mậu (cạnh tòa nhà Sunwah) • 15. Vỉa hè Tôn Thất Thiệp (cạnh số 117-121 Nguyễn Huệ) • 16. Vỉa hè Pasteur – Tôn Thất Thiệp • 17. Vỉa hè Hàm Nghi – Tôn Đức Thắng • 18. Tòa nhà Sài Gòn centre số 65 Lê Lợi. • 19. Công xã Paris – Nguyễn Văn Bình • 20. Bưu điện Thành phố • 21. Nhà Văn hóa Thanh niên • 22. Vỉa hè Nguyễn Du (đoạn trước ngân hàng SHBC) • 23. Tòa nhà Kumho số 39 Lê Duẩn • 24. Tòa nhà Vincom A (Lê Thánh Tôn) • 25. Trung tâm Vincom B (Đồng Khởi) • 26. Khách sạn Sofitel Plaza số 17 Lê Duẩn. Phố đi bộ Nguyễn Huệ có gì hay? 1. Chụp ảnh tại phố đi bộ Phố Nguyễn Huệ được nhiều người ví giống như một con phố ở nước ngoài nào đó, không dây điện, không rác, đường phố ngăn nắp với những làn kẻ dành riêng cho người đi bộ ở khắp nơi. Con đường dài được lát đá Granite sạch bóng cùng 2 đài phun nước, hệ thống cây xanh và hoa được bày trí sinh động. Vào buổi tối, ánh đèn ở đây cũng như ánh sáng từ các quán ăn, nhà hàng, quán cafe tỏa sáng lung linh tạo nên những khoảnh khắc đẹp. Vì thế, với những bạn nào đam mê chụp ảnh, thích có những bức ảnh thật lung linh thì chỉ cần ra đây là có đủ mọi bối cảnh cần thiết 2. Trượt Patin Các khoảng sân rộng lớn là chỗ dành cho các xe 2 bánh chạy thông minh hay trượt patin sôi động, thu hút từ trẻ em cho đến giới trẻ. 3. Xem trình dẫn âm nhạc đường phố Vào buổi tối, nhất là các ngày thứ 7 hoặc chủ nhật cuối tuần thì dọc từ đầu phố đến cuối phố đâu đâu cũng có nhóm các bạn trẻ, những người đam mê nghệ thuật tụ tập tại đây để giao lưu và biểu diễn. Các bạn sẽ bắt gặp những người nghệ sĩ đường phố đang trải mình vào buổi trình diễn. Từ tiếng đàn bầu dân gian đến những bản guitar sâu lắng làm say lòng người đi bộ hay một màn hiphop chất lừ. Thỉnh thoảng, có những dịp lớn bạn sẽ thấy sân khấu được dàn dựng hoành tráng, dàn âm thanh, ánh sáng chuyên nghiệp tại đây và lượng người tăng gấp nhiều lần ngày thường. Hoặc trải nghiệm đơn giản nhất mà bạn có thể thử đó là ngồi ngắm nhìn không khí sôi động đang diễn ra tại phố đi bộ. Lặng ngắm những đứa trẻ trong sáng nô đùa, những gia đình dắt con đi chơi, những cặp tình nhân đang nắm tay nhau tình tứ hay những nhóm bạn trẻ đang “check-in” tấm hình ưng ý nhất,… Đôi khi đó chính là những khoảnh khắc yên bình nhất trong cuộc sống. 4. Đường hoa Nguyễn Huệ Sài Gòn Theo như người xưa kể lại, vào cuối thế kỉ 20, con đường này cứ đến mỗi dịp Tết là lại tấp nập người mua, kẻ bán đủ mọi loại hoa rực rỡ và nhiều sắc màu. Cho đến nay, con phố này không còn là nơi buôn bán, giao thương nữa mà trở thành con đường hoa thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch vào dịp Tết. Nơi đây được sắp đặt, bày biện một cách công phu nhất, sắp xếp các loài hoa, kết hợp và cắt tỉa tạo nên những không gian đẹp, đặc trưng cho từng năm. Trở thành con đường hoa Nguyễn Huệ cho mọi người đi du xuân vãn cảnh. 5. Đi dạo dọc phố đi bộ Nguyễn Huệ Không chỉ có con phố đi bộ chính náo nhiệt và sống động nhất. Bên cạnh đó, những con phố xung quanh cũng có rất nhiều ngóc ngách thú vị mà giới trẻ chắc chắn sẽ bị cuốn hút. 6. Nhà sách Nguyễn Huệ Nằm ngay trên chính con phố đi bộ Nguyễn Huệ, địa điểm này thu hút nhiều khách du lịch yêu sách. Vừa có thể đi dạo vãn cảnh ngày cuối tuần, vừa được lạc vào thế giới sách yêu thích. Quả là một chuyến đi vừa tiện nghi, vừa bổ ích mà cực kỳ thoải mái. 7. Saigon Garden Saigon Garden nằm ngay trên mặt tiền phố Nguyễn Huệ đằng trước phủ toàn cây xanh như một khu vườn hoàng gia nào đó. Đây là khu tổ hợp các nhà hàng, quán cafe, shop thời gian, tiệm hoa, tiệm bánh,… sang trọng mà chất nhất Sài Gòn hiện nay. Ngồi nhâm nhi một tách trà, dưới không gian thoáng mát và sang trọng, ngắm hoạt động đang diễn ra tại phố đi bộ thì không có gì tuyệt bằng cho một ngày cuối tuần dịu dàng. Đặc biệt, đã vào đến đây thì bạn phải chụp một bộ ảnh đẹp với con phố Tây được dựng bên trong và vô số góc nhìn cực ảo để khoe trên các trang mạng xã hội của mình 8. Khám phá ngõ ngách trên căn chung cư 42 Nguyễn Huệ Từ khi phố Nguyễn Huệ đưa vào hoạt động thì căn chung cư cũ ở số 42 bỗng trở nên nổi bần bật. Ngày càng có nhiều nhà hàng, quán cafe, shop thời trang… chen chúc nhau mở cửa tại đây. Để khám phá hết được từng shop, từng gian hàng ở căn chung cư này có khi phải mất đến vài ngày. Đặc biệt trên căn chung cư này còn có rất nhiều quán cafe nổi tiếng như: Sài Gòn ơi, Partea… Nếu bạn thích chụp ảnh thì đây cũng là một địa điểm lý tưởng ở phố đi bộ Nguyễn Huệ Ăn gì ở phố đi bộ Nguyễn Huệ HCM 1. Thưởng thức thiên đường trà sữa Với mỗi chuyến đi bộ, đồ uống là thứ không thể thiếu để nạp năng lượng nhanh gọn và thơm ngon nhất. Tại phố đi bộ có rất nhiều các thương hiệu trà sữa ngon, nổi tiếng Sài Gòn như Phúc Long, trà sữa bông gòn lạ tại Boo Coffee, hay những cốc trà sữa tràn phủ đầy Socola tại Slow and Chill Coffee. 2. Đồ ăn vặt phố đi bộ Nguyễn Huệ Bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, kem hình thú, bingsu… tất cả những món ăn vặt siêu hot của Sài Gòn hầu hết đều tập trung ngay trên con đường này. Chỉ cần tản bộ và lướt qua vài con phố là đã có thể tìm được những món ăn hấp dẫn mà chẳng cần phải đi đâu quá xa. Đến với phố đi bộ Nguyễn Huệ có rất nhiều loại bánh với kiểu cách và hương vị độc lạ như tiệm bánh Churro hay những que kem thú vị tại Eat Me. 3. Sinh tố dâu tằm siêu rẻ mà chất lượng Trái ngược hoàn toàn với những cửa hàng, quán ăn “sang chảnh” nằm trên mặt phốlà một hàng sinh tố siêu rẻ, siêu chất lượng nằm trong con hẻm nhỏ ngay trên phố Nguyễn Huệ mà hầu như rất ít người biết đến. Ở đây, “hot” nhất là món nước ép dâu tằm được ép từ quả tươi 100%. Ngoài ra còn có cả sơri, ổi, thơm,… ly nào, món nấy cũng to ụ nhưng chỉ có giá 20k đồng. 4. Xóm nhà lá take away corner Được hình thành từ ý tưởng tạo ra một khu ẩm thực thu nhỏ nằm tại địa điểm hot của giới trẻ phố đi bộ Nguyễn Huệ, Xóm nhà lá đáp ứng cho nhu cầu thưởng thức món ăn ngon nhưng phải đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm của thực khách ngày càng cao. Xóm ăn vặt lúc nào cũng tấp nập bạn trẻ. Phố đi bộ Nguyễn Huệ luôn là điểm đến hấp dẫn với cả người dân Sài Thành lẫn khách du lịch. Vì nó luôn luôn mang một sức hút nhộn nhịp lạ thường, nhiều địa điểm lạ để khám phá và gây tò mò. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ tìm được cho mình một phố đi bộ riêng trong lòng. Sài Gòn sầm uất, nhộn nhịp quả là có nhiều điều để khám phá cho mọi du khách. VNTRIP.VN chúc bạn có một hành trình khám phá những điều hay ho ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, Sài Gòn thật vui vẻ!
115 người dân địa phương đề xuất
Đường đi bộ Nguyễn Huệ
22 Nguyễn Huệ
115 người dân địa phương đề xuất
Phố đi bộ Nguyễn Huệ – Điểm đến thú vị giữa lòng Sài Gòn Con phố đi bộ sôi động này nằm ở trên đường Nguyễn Huệ, thuộc địa bàn quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, kéo dài từ trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố đến Bến Bạch Đằng. Kể từ ngày khánh thành đến nay, đây luôn luôn là một trong những điểm đến, vui chơi sầm uất nhất Sài Gòn bởi không gian thoáng đãng, nhiều hoạt động thú vị, hữu ích cũng như các khu chung cư đẹp, các cửa hàng, quán ăn, quán cafe nhộn nhịp. Các điểm gửi xe phố đi bộ Mỗi ngày phố đi bộ Nguyễn Huệ luôn đón một lượng khách lớn đến tham quan, giải trí, giao lưu cộng đồng. Một trong những điều mà nhiều người quan tâm trước khi đến đây là tìm kiếm địa điểm gửi xe, để thuận tiện đi lại, an toàn, không bị chặt chém,… Để phục vụ cho một lượng khách tham quan và vui chơi rất lớn vào các dịp cuối tuần hay lễ Tết, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã lập ra 26 địa điểm gửi xe và các điểm này do lực lượng Thanh niên xung phong phụ trách, giá giữ xe là 4.000 đồng/xe số và 5.000/xe tay ga. Tuy nhiên, tại khu vực trung tâm cũng có nhiều bãi xe tự phát, thu của người gửi xe 10.000-15.000 đồng/lượt thì các bạn nên cẩn thận. • 1. Số 7-9 đường Lam Sơn (sau lưng Nhà hát TP) • 2. Vỉa hè Thi Sách – Đông Du • 3. Vỉa hè Thi Sách – Nguyễn Siêu • 4. Vỉa hè Thi Sách – Lê Thánh Tôn • 5. Vỉa hè Tôn Đức Thắng – Nguyễn Hữu Cảnh • 6. Vỉa hè trước số 5 Thi Sách. • 7. Bãi giữ xe khách sạn Grand đường Đồng Khởi. • 8. Vỉa hè Hàm Nghi – Hải Triều • 9. Vỉa hè số 87 Hàm Nghi • 10. Vỉa hè Pasteur – Hàm Nghi (trường cao Đẳng Cao Thắng) • 11. Vỉa hè Hàm Nghi – công trường Quách Thị Trang • 12. Vỉa hè Hàm Nghi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa • 13. Vỉa hè Hải Triều – Góc Kho bạc TP • 14. Vỉa hè Hồ Tùng Mậu (cạnh tòa nhà Sunwah) • 15. Vỉa hè Tôn Thất Thiệp (cạnh số 117-121 Nguyễn Huệ) • 16. Vỉa hè Pasteur – Tôn Thất Thiệp • 17. Vỉa hè Hàm Nghi – Tôn Đức Thắng • 18. Tòa nhà Sài Gòn centre số 65 Lê Lợi. • 19. Công xã Paris – Nguyễn Văn Bình • 20. Bưu điện Thành phố • 21. Nhà Văn hóa Thanh niên • 22. Vỉa hè Nguyễn Du (đoạn trước ngân hàng SHBC) • 23. Tòa nhà Kumho số 39 Lê Duẩn • 24. Tòa nhà Vincom A (Lê Thánh Tôn) • 25. Trung tâm Vincom B (Đồng Khởi) • 26. Khách sạn Sofitel Plaza số 17 Lê Duẩn. Phố đi bộ Nguyễn Huệ có gì hay? 1. Chụp ảnh tại phố đi bộ Phố Nguyễn Huệ được nhiều người ví giống như một con phố ở nước ngoài nào đó, không dây điện, không rác, đường phố ngăn nắp với những làn kẻ dành riêng cho người đi bộ ở khắp nơi. Con đường dài được lát đá Granite sạch bóng cùng 2 đài phun nước, hệ thống cây xanh và hoa được bày trí sinh động. Vào buổi tối, ánh đèn ở đây cũng như ánh sáng từ các quán ăn, nhà hàng, quán cafe tỏa sáng lung linh tạo nên những khoảnh khắc đẹp. Vì thế, với những bạn nào đam mê chụp ảnh, thích có những bức ảnh thật lung linh thì chỉ cần ra đây là có đủ mọi bối cảnh cần thiết 2. Trượt Patin Các khoảng sân rộng lớn là chỗ dành cho các xe 2 bánh chạy thông minh hay trượt patin sôi động, thu hút từ trẻ em cho đến giới trẻ. 3. Xem trình dẫn âm nhạc đường phố Vào buổi tối, nhất là các ngày thứ 7 hoặc chủ nhật cuối tuần thì dọc từ đầu phố đến cuối phố đâu đâu cũng có nhóm các bạn trẻ, những người đam mê nghệ thuật tụ tập tại đây để giao lưu và biểu diễn. Các bạn sẽ bắt gặp những người nghệ sĩ đường phố đang trải mình vào buổi trình diễn. Từ tiếng đàn bầu dân gian đến những bản guitar sâu lắng làm say lòng người đi bộ hay một màn hiphop chất lừ. Thỉnh thoảng, có những dịp lớn bạn sẽ thấy sân khấu được dàn dựng hoành tráng, dàn âm thanh, ánh sáng chuyên nghiệp tại đây và lượng người tăng gấp nhiều lần ngày thường. Hoặc trải nghiệm đơn giản nhất mà bạn có thể thử đó là ngồi ngắm nhìn không khí sôi động đang diễn ra tại phố đi bộ. Lặng ngắm những đứa trẻ trong sáng nô đùa, những gia đình dắt con đi chơi, những cặp tình nhân đang nắm tay nhau tình tứ hay những nhóm bạn trẻ đang “check-in” tấm hình ưng ý nhất,… Đôi khi đó chính là những khoảnh khắc yên bình nhất trong cuộc sống. 4. Đường hoa Nguyễn Huệ Sài Gòn Theo như người xưa kể lại, vào cuối thế kỉ 20, con đường này cứ đến mỗi dịp Tết là lại tấp nập người mua, kẻ bán đủ mọi loại hoa rực rỡ và nhiều sắc màu. Cho đến nay, con phố này không còn là nơi buôn bán, giao thương nữa mà trở thành con đường hoa thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch vào dịp Tết. Nơi đây được sắp đặt, bày biện một cách công phu nhất, sắp xếp các loài hoa, kết hợp và cắt tỉa tạo nên những không gian đẹp, đặc trưng cho từng năm. Trở thành con đường hoa Nguyễn Huệ cho mọi người đi du xuân vãn cảnh. 5. Đi dạo dọc phố đi bộ Nguyễn Huệ Không chỉ có con phố đi bộ chính náo nhiệt và sống động nhất. Bên cạnh đó, những con phố xung quanh cũng có rất nhiều ngóc ngách thú vị mà giới trẻ chắc chắn sẽ bị cuốn hút. 6. Nhà sách Nguyễn Huệ Nằm ngay trên chính con phố đi bộ Nguyễn Huệ, địa điểm này thu hút nhiều khách du lịch yêu sách. Vừa có thể đi dạo vãn cảnh ngày cuối tuần, vừa được lạc vào thế giới sách yêu thích. Quả là một chuyến đi vừa tiện nghi, vừa bổ ích mà cực kỳ thoải mái. 7. Saigon Garden Saigon Garden nằm ngay trên mặt tiền phố Nguyễn Huệ đằng trước phủ toàn cây xanh như một khu vườn hoàng gia nào đó. Đây là khu tổ hợp các nhà hàng, quán cafe, shop thời gian, tiệm hoa, tiệm bánh,… sang trọng mà chất nhất Sài Gòn hiện nay. Ngồi nhâm nhi một tách trà, dưới không gian thoáng mát và sang trọng, ngắm hoạt động đang diễn ra tại phố đi bộ thì không có gì tuyệt bằng cho một ngày cuối tuần dịu dàng. Đặc biệt, đã vào đến đây thì bạn phải chụp một bộ ảnh đẹp với con phố Tây được dựng bên trong và vô số góc nhìn cực ảo để khoe trên các trang mạng xã hội của mình 8. Khám phá ngõ ngách trên căn chung cư 42 Nguyễn Huệ Từ khi phố Nguyễn Huệ đưa vào hoạt động thì căn chung cư cũ ở số 42 bỗng trở nên nổi bần bật. Ngày càng có nhiều nhà hàng, quán cafe, shop thời trang… chen chúc nhau mở cửa tại đây. Để khám phá hết được từng shop, từng gian hàng ở căn chung cư này có khi phải mất đến vài ngày. Đặc biệt trên căn chung cư này còn có rất nhiều quán cafe nổi tiếng như: Sài Gòn ơi, Partea… Nếu bạn thích chụp ảnh thì đây cũng là một địa điểm lý tưởng ở phố đi bộ Nguyễn Huệ Ăn gì ở phố đi bộ Nguyễn Huệ HCM 1. Thưởng thức thiên đường trà sữa Với mỗi chuyến đi bộ, đồ uống là thứ không thể thiếu để nạp năng lượng nhanh gọn và thơm ngon nhất. Tại phố đi bộ có rất nhiều các thương hiệu trà sữa ngon, nổi tiếng Sài Gòn như Phúc Long, trà sữa bông gòn lạ tại Boo Coffee, hay những cốc trà sữa tràn phủ đầy Socola tại Slow and Chill Coffee. 2. Đồ ăn vặt phố đi bộ Nguyễn Huệ Bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, kem hình thú, bingsu… tất cả những món ăn vặt siêu hot của Sài Gòn hầu hết đều tập trung ngay trên con đường này. Chỉ cần tản bộ và lướt qua vài con phố là đã có thể tìm được những món ăn hấp dẫn mà chẳng cần phải đi đâu quá xa. Đến với phố đi bộ Nguyễn Huệ có rất nhiều loại bánh với kiểu cách và hương vị độc lạ như tiệm bánh Churro hay những que kem thú vị tại Eat Me. 3. Sinh tố dâu tằm siêu rẻ mà chất lượng Trái ngược hoàn toàn với những cửa hàng, quán ăn “sang chảnh” nằm trên mặt phốlà một hàng sinh tố siêu rẻ, siêu chất lượng nằm trong con hẻm nhỏ ngay trên phố Nguyễn Huệ mà hầu như rất ít người biết đến. Ở đây, “hot” nhất là món nước ép dâu tằm được ép từ quả tươi 100%. Ngoài ra còn có cả sơri, ổi, thơm,… ly nào, món nấy cũng to ụ nhưng chỉ có giá 20k đồng. 4. Xóm nhà lá take away corner Được hình thành từ ý tưởng tạo ra một khu ẩm thực thu nhỏ nằm tại địa điểm hot của giới trẻ phố đi bộ Nguyễn Huệ, Xóm nhà lá đáp ứng cho nhu cầu thưởng thức món ăn ngon nhưng phải đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm của thực khách ngày càng cao. Xóm ăn vặt lúc nào cũng tấp nập bạn trẻ. Phố đi bộ Nguyễn Huệ luôn là điểm đến hấp dẫn với cả người dân Sài Thành lẫn khách du lịch. Vì nó luôn luôn mang một sức hút nhộn nhịp lạ thường, nhiều địa điểm lạ để khám phá và gây tò mò. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ tìm được cho mình một phố đi bộ riêng trong lòng. Sài Gòn sầm uất, nhộn nhịp quả là có nhiều điều để khám phá cho mọi du khách. VNTRIP.VN chúc bạn có một hành trình khám phá những điều hay ho ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, Sài Gòn thật vui vẻ!
Hồ Con Rùa là tên gọi dân gian của một hồ phun nước nhân tạo nằm giữa nơi giao nhau của ba con đường Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân, ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, tạo thành một nút giao thông cùng mức kiểu vòng xoay. Khu vực này có tên chính thức là Công trường Quốc Tế, hiện nay là một trong những nơi hoạt động ẩm thực gần như từ sáng đến đêm, với rất nhiều tiệm cà phê và hàng quán xung quanh.
147 người dân địa phương đề xuất
Hồ Con Rùa
Công Trường Quốc Tế
147 người dân địa phương đề xuất
Hồ Con Rùa là tên gọi dân gian của một hồ phun nước nhân tạo nằm giữa nơi giao nhau của ba con đường Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân, ở Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, tạo thành một nút giao thông cùng mức kiểu vòng xoay. Khu vực này có tên chính thức là Công trường Quốc Tế, hiện nay là một trong những nơi hoạt động ẩm thực gần như từ sáng đến đêm, với rất nhiều tiệm cà phê và hàng quán xung quanh.
Thông tin về công viên Tao Đàn Công viên Tao Đàn ở đâu? Nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, công viên là một trong những công viên to và đẹp nhất Sài Gòn. Tao Đàn rộng khoảng 10ha với hơn 1000 cây xanh nên nó được ví như lá phổi xanh ngay giữa lòng thành phố bụi bặm, đông đúc, thu hút rất đông người dân nội thành đến tập thể dục, đi bộ hay vui chơi vào sáng sớm hay xế chiều. Trước đây, công viên Tao Đàn thuộc khuôn viên của Dinh Toàn quyền Pháp, có tên là Vườn Tao Đàn. Sau đó Vườn Tao Đàn được đổi tên thành Công viên Văn hóa Tao Đàn và có thêm khu vui chơi dành cho trẻ em. Qua 1 lần tu sửa, khu vui chơi hiện nay có diện tích khoảng 300m2, nằm ở phía mặt đường Trương Định với 8 trò chơi cho các em nhỏ thỏa sức nô đùa. Công viên Tao Đàn Sài Gòn có gì? Phía trong công viên còn có một khu đền tưởng niệm các vua Hùng và một tháp Chăm nhỏ. Cả ngày, công viên luôn tấp nập các khách du lịch cũng như người dân nội thành đến tận hưởng không gian yên tĩnh, trong lành và tươi mát. Bạn có thể ngồi trên những chiếc ghế đá tụ tập, tán gẫu với bạn bè hay tổ chức picnic trên những bãi cỏ rộng trong công viên. Thời điểm tập trung đông người nhất có lẽ là vào sáng sớm và xế chiều, người dạo mát, người đi bộ, người tập thể dục,… họ vừa luyện tập vừa hứng trò chuyện cùng mọi người tạo nên không khí hết sức sôi động. Mỗi dịp Tết Nguyên Đán về, công viên lại diễn ra “Hội hoa xuân Tao Đàn” với những tác phẩm nghệ thuật độc đáo làm từ hoa đã nhận được sự quan tâm đông đảo của mọi người. Mặc những con đường ồn ào, tấp nập ngoài kia, công viên Tao Đàn vẫn luôn yên bình và tươi mát, là điểm đến lý tưởng cho mọi người vào mỗi dịp cuối tuần.
477 người dân địa phương đề xuất
Tao Dan Park
Trương Định
477 người dân địa phương đề xuất
Thông tin về công viên Tao Đàn Công viên Tao Đàn ở đâu? Nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, công viên là một trong những công viên to và đẹp nhất Sài Gòn. Tao Đàn rộng khoảng 10ha với hơn 1000 cây xanh nên nó được ví như lá phổi xanh ngay giữa lòng thành phố bụi bặm, đông đúc, thu hút rất đông người dân nội thành đến tập thể dục, đi bộ hay vui chơi vào sáng sớm hay xế chiều. Trước đây, công viên Tao Đàn thuộc khuôn viên của Dinh Toàn quyền Pháp, có tên là Vườn Tao Đàn. Sau đó Vườn Tao Đàn được đổi tên thành Công viên Văn hóa Tao Đàn và có thêm khu vui chơi dành cho trẻ em. Qua 1 lần tu sửa, khu vui chơi hiện nay có diện tích khoảng 300m2, nằm ở phía mặt đường Trương Định với 8 trò chơi cho các em nhỏ thỏa sức nô đùa. Công viên Tao Đàn Sài Gòn có gì? Phía trong công viên còn có một khu đền tưởng niệm các vua Hùng và một tháp Chăm nhỏ. Cả ngày, công viên luôn tấp nập các khách du lịch cũng như người dân nội thành đến tận hưởng không gian yên tĩnh, trong lành và tươi mát. Bạn có thể ngồi trên những chiếc ghế đá tụ tập, tán gẫu với bạn bè hay tổ chức picnic trên những bãi cỏ rộng trong công viên. Thời điểm tập trung đông người nhất có lẽ là vào sáng sớm và xế chiều, người dạo mát, người đi bộ, người tập thể dục,… họ vừa luyện tập vừa hứng trò chuyện cùng mọi người tạo nên không khí hết sức sôi động. Mỗi dịp Tết Nguyên Đán về, công viên lại diễn ra “Hội hoa xuân Tao Đàn” với những tác phẩm nghệ thuật độc đáo làm từ hoa đã nhận được sự quan tâm đông đảo của mọi người. Mặc những con đường ồn ào, tấp nập ngoài kia, công viên Tao Đàn vẫn luôn yên bình và tươi mát, là điểm đến lý tưởng cho mọi người vào mỗi dịp cuối tuần.
Nếu như chợ Đồng Xuân là nét văn hóa của Hà Nội thì chợ Bến Thành chính là một trong nét đặc sắc của Sài Gòn mà khi nhắc đến ai cũng sẽ nhớ đến đầu tiên. Thật sự sẽ là một điều tiếc nuối lớn khi đặt chân đến đây mà bạn bỏ lỡ chợ Bến Thành. I. Địa chỉ chợ Bến Thành Sài Gòn Chợ Bến Thành nằm ở Cửa Nam – nơi giao cắt giữa các con đường Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lê Thánh Tôn và công trường Quách Thị Trang, phường Bến Nghé, quận 1 và là ngôi chợ lâu đời nhất tại đây. Biểu tượng nổi bật nhất của chợ chính là hình ảnh đồng hồ ở ngay cửa nam của ngôi chợ tựa như đồng hồ Big Ben ở London. II. Nguồn gốc và xuất xứ tên gọi ? Chợ có lịch sử hình thành từ đầu thế kỷ 17, lúc đó chợ nằm gần sông Sài Gòn và là nơi mua bán của các tiểu thương. Đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, bến này dùng để phục vụ cho khách vãng lai và quân nhân vào thành. Vì vậy, chợ có tên là Chợ Bến Thành. III. Chợ Bến Thành có gì đẹp ? Với diện tích trên 13.000m2, chợ bán bán chủ yếu các mặt hàng quần áo, vải sơi, giày dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống, trái cây và hoa tươi. Ngoài ra, chợ còn rất phong phú với các quán ăn vặt, món ăn đậm chất các vùng ở miền Nam. Len lỏi giữa các gian hàng, du khách chắc chắn sẽ choáng ngợp với sự đa dạng mặt hàng ở đây. Bạn có thể dễ dàng tìm cho mình những món đồ ưng ý từ những quà lưu niệm bé tí như vòng cổ, hoa tai, ví, khăn,… đến những trang phục truyền thống hay cặp sách,… IV. Ăn gì ở chợ Bến Thành? Không quên nhắc đến ẩm thực đa dạng và phong phú của chợ Bến Thành. Chè Sài Gòn chắc hẳn không còn lạ với người dân khắp các vùng miền, đến với chợ, bạn sẽ choáng ngợp với hàng dài các sạp chè đủ mọi màu sắc từ màu xanh của cốm, màu vàng của chuối, ngô, màu trắng của nước cốt dừa, màu tím của khoai môn, màu đỏ của sương sa hạt lựu,… Và đặc biệt, ở cổng số 7 có 1 quán chè hơn 40 năm chuyên về các món chè Nam Bộ. Các món ăn chính phải kể đến cơm tấm, cơm sườn, bún mắm, bún riêu, gỏi cuốn, bún thịt nướng, xôi bảy màu. Các món ăn vặt thì vô vàn như bánh tráng trộn, bánh bèo Huế, các món ốc, bánh bột,… V. Chợ Bến Thành về đêm “Rực rỡ – Nhộn nhịp” là những gì có thể thấy ở chợ Bến Thành khi trăng lên. Dường như đây mới là thời điểm “sống thật” của khu chợ này. Nhiều hoạt động giao thương, nhiều khách du lịch và người dân địa phương tham quan, thưởng thức các món ăn, sẵn sàng sống với một “Sài Gòn thứ 2” – Sài Gòn về đêm. Nếu nhắc đến Sài Gòn là nhắc đến sự náo nhiệt, sống nhanh thì cần phải cảm nhận và hiểu rõ hơn rằng: cái nhanh của ban ngày là công việc, sự lo toan cuộc sống và cái nhanh của ban đêm chính là màu sắc của những bữa tiệc. Nếu cảm nhận được trọn vẹn 2 sắc thái đó của Sài Gòn, hẳn bạn đã có rất nhiều năm tháng tuyệt vời tại đây. VI. Lưu ý nho nhỏ Đường sá Sài Gòn lúc nào cũng tấp nập người xe qua lại, nên bạn hãy chú ý quan sát khi đi qua đường. Vào những thời điểm đông người hãy cẩn thận túi của mình để tránh bị móc trộm hay cướp giật nhé. Dù nhịp điệu của Sài Gòn rất nhanh nhưng đừng vội vã, hãy đến và cảm nhận từ từ, bắt đầu từ chợ Bến Thành, bắt đầu từ Nhà thờ Đức Bà … bắt đầu từ những điều thân thuộc nhất của nơi đây. Và bạn sẽ thấy vẻ đẹp sâu lắng của Sài Gòn đang ẩn mình chờ bạn tìm kiếm đằng sau những nốt nhạc vội vã kia!
1702 người dân địa phương đề xuất
Ben Thanh Market
Đường Lê Lợi
1702 người dân địa phương đề xuất
Nếu như chợ Đồng Xuân là nét văn hóa của Hà Nội thì chợ Bến Thành chính là một trong nét đặc sắc của Sài Gòn mà khi nhắc đến ai cũng sẽ nhớ đến đầu tiên. Thật sự sẽ là một điều tiếc nuối lớn khi đặt chân đến đây mà bạn bỏ lỡ chợ Bến Thành. I. Địa chỉ chợ Bến Thành Sài Gòn Chợ Bến Thành nằm ở Cửa Nam – nơi giao cắt giữa các con đường Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lê Thánh Tôn và công trường Quách Thị Trang, phường Bến Nghé, quận 1 và là ngôi chợ lâu đời nhất tại đây. Biểu tượng nổi bật nhất của chợ chính là hình ảnh đồng hồ ở ngay cửa nam của ngôi chợ tựa như đồng hồ Big Ben ở London. II. Nguồn gốc và xuất xứ tên gọi ? Chợ có lịch sử hình thành từ đầu thế kỷ 17, lúc đó chợ nằm gần sông Sài Gòn và là nơi mua bán của các tiểu thương. Đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, bến này dùng để phục vụ cho khách vãng lai và quân nhân vào thành. Vì vậy, chợ có tên là Chợ Bến Thành. III. Chợ Bến Thành có gì đẹp ? Với diện tích trên 13.000m2, chợ bán bán chủ yếu các mặt hàng quần áo, vải sơi, giày dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống, trái cây và hoa tươi. Ngoài ra, chợ còn rất phong phú với các quán ăn vặt, món ăn đậm chất các vùng ở miền Nam. Len lỏi giữa các gian hàng, du khách chắc chắn sẽ choáng ngợp với sự đa dạng mặt hàng ở đây. Bạn có thể dễ dàng tìm cho mình những món đồ ưng ý từ những quà lưu niệm bé tí như vòng cổ, hoa tai, ví, khăn,… đến những trang phục truyền thống hay cặp sách,… IV. Ăn gì ở chợ Bến Thành? Không quên nhắc đến ẩm thực đa dạng và phong phú của chợ Bến Thành. Chè Sài Gòn chắc hẳn không còn lạ với người dân khắp các vùng miền, đến với chợ, bạn sẽ choáng ngợp với hàng dài các sạp chè đủ mọi màu sắc từ màu xanh của cốm, màu vàng của chuối, ngô, màu trắng của nước cốt dừa, màu tím của khoai môn, màu đỏ của sương sa hạt lựu,… Và đặc biệt, ở cổng số 7 có 1 quán chè hơn 40 năm chuyên về các món chè Nam Bộ. Các món ăn chính phải kể đến cơm tấm, cơm sườn, bún mắm, bún riêu, gỏi cuốn, bún thịt nướng, xôi bảy màu. Các món ăn vặt thì vô vàn như bánh tráng trộn, bánh bèo Huế, các món ốc, bánh bột,… V. Chợ Bến Thành về đêm “Rực rỡ – Nhộn nhịp” là những gì có thể thấy ở chợ Bến Thành khi trăng lên. Dường như đây mới là thời điểm “sống thật” của khu chợ này. Nhiều hoạt động giao thương, nhiều khách du lịch và người dân địa phương tham quan, thưởng thức các món ăn, sẵn sàng sống với một “Sài Gòn thứ 2” – Sài Gòn về đêm. Nếu nhắc đến Sài Gòn là nhắc đến sự náo nhiệt, sống nhanh thì cần phải cảm nhận và hiểu rõ hơn rằng: cái nhanh của ban ngày là công việc, sự lo toan cuộc sống và cái nhanh của ban đêm chính là màu sắc của những bữa tiệc. Nếu cảm nhận được trọn vẹn 2 sắc thái đó của Sài Gòn, hẳn bạn đã có rất nhiều năm tháng tuyệt vời tại đây. VI. Lưu ý nho nhỏ Đường sá Sài Gòn lúc nào cũng tấp nập người xe qua lại, nên bạn hãy chú ý quan sát khi đi qua đường. Vào những thời điểm đông người hãy cẩn thận túi của mình để tránh bị móc trộm hay cướp giật nhé. Dù nhịp điệu của Sài Gòn rất nhanh nhưng đừng vội vã, hãy đến và cảm nhận từ từ, bắt đầu từ chợ Bến Thành, bắt đầu từ Nhà thờ Đức Bà … bắt đầu từ những điều thân thuộc nhất của nơi đây. Và bạn sẽ thấy vẻ đẹp sâu lắng của Sài Gòn đang ẩn mình chờ bạn tìm kiếm đằng sau những nốt nhạc vội vã kia!