Cuộc nổi dậy của người Ashanti và phong trào độc lập của Ghana

Khu vực Ashanti của Tây Phi, ngày nay là Ghana, là vùng đất rất có giá trị nhờ trữ lượng vàng và vị trí chiến lược tại khu vực giao thương Trans-Sahara. Trong suốt thế kỷ 17, 18 và 19, Anh Quốc đã tìm cách giành quyền kiểm soát khu vực này, nơi được coi là có vai trò quan trọng trong chiến dịch giành lợi thế tài chính trước các đối thủ châu Âu, giữa bối cảnh hoạt động mua bán Nô lệ đang phát triển. Tuy nhiên, khu vực này khi đó đang chịu sự kiểm soát của người Akan bản địa, tộc người sở hữu lượng vàng dồi dào và tự hào về lực lượng quân đội đáng sợ dưới sự trị vì của Osei Kofi Tutu I. Mặc dù nước Anh đã có thể nối liền các khu vực lân cận, song thủ đô trung ương của Kumasi vẫn nằm trong vòng kiểm soát chặt chẽ của Ashanti. Một tờ báo của Anh hồi thế kỷ 19 đã ghi chép rằng người Ashanti đủ khả năng đưa "200.000 người đàn ông ra sa trường", và rằng các chiến binh của họ "rõ ràng không hề nao núng trước những khẩu súng bắn tỉa và súng ngắn 7-pound".

Một chuỗi các trận chiến được gọi là Chiến tranh Ashanti đã diễn ra trong suốt những năm 1820 đến những năm 1890. Cả người Anh và người Ashanti đều chịu tổn thất nặng nề và đã đi đến những hiệp ước hòa bình và thỏa thuận tạm thời, thường là ngắn hạn. Nước Anh cuối cùng đã có thể chiếm được thủ đô Kumasi vào năm 1900, sau khi “Cuộc chiến Ghế vàng” được khơi mào khi một đại sứ người Anh ngồi lên chiếc ghế được xem là linh thiêng đối với người Ashanti. Những người châu Âu đã cướp bóc và thiêu rụi nhiều tòa nhà chính phủ lâm thời, trong đó có thư viện trung tâm nơi được nhân chứng cho biết là có chứa "hàng dãy các cuốn sách bằng nhiều ngôn ngữ", còn Triều đình Ashanti, trong đó có Thái hậu Yaa Asantewaa, người lãnh đạo cuộc nổi loạn, đã bị đày đến Seychelles. Vương quốc Ashanti trở thành một phần của Bờ biển vàng thuộc Anh với điều kiện là Ghế vàng không bị xâm phạm bởi người Anh hay bất kỳ kẻ ngoại lai nào khác. Trong những thập kỷ tiếp theo, dưới sự cai trị của nước Anh, năng lực kinh tế của khu vực này tiếp tục phát triển nhờ sản xuất đường sắt và cơ sở hạ tầng, mở rộng hoạt động mua bán cà phê và đưa nhà máy cacao vào khu vực. Quy tắc thực dân vẫn cho phép chính quyền địa phương hoạt động dưới sự chỉ đạo của các hội đồng bộ lạc truyền thống. Kết hợp với việc mở rộng nền giáo dục châu Âu cho người châu Phi bản địa, điều này đã giúp nâng cao ý thức của Người da đen và nhanh chóng làm dấy lên những mối quan tâm đến phong trào Thống nhất châu Phi và quyền tự trị.

Tin tức về sự kiện giành độc lập ở Ấn Độ và Pakistan cũng như tình cảnh của những người lính châu Phi trở về từ Thế chiến thứ hai đã thúc đẩy nỗ lực này. Những đêm bạo loạn và cướp bóc đã diễn ra vào năm 1946, khi những người lính trở về, nhận ra rằng lương hưu của họ đã bị giữ lại vì lý do chủng tộc. Cảm thấy sức ép đó, chính phủ Anh vốn đã suy yếu về kinh tế lo ngại xung đột leo thang đã ngồi vào bàn đàm phán với các nhà lãnh đạo địa phương, với sự dẫn dắt của Kwame Nkrumah – người được hưởng nền giáo dục Anh và Mỹ – nhằm hướng tới mục tiêu Độc lập. Dưới sự lãnh đạo của Nkrumah, Đảng Nhân dân Công ước theo xã hội chủ nghĩa đang nổi lên đã thắng cử và ký kết một thỏa thuận chia sẻ quyền lực với người Anh. Thỏa thuận này kéo dài cho đến năm 1957, khi cuối cùng, người Anh cũng nhường lại quyền kiểm soát lãnh thổ. Ghana là quốc gia châu Phi hạ Sahara thứ hai giành được độc lập sau khi bị châu Âu thuộc địa hóa.

Khám phá những cuộc nổi dậy khác trong lịch sử của Người da đen

Cuộc nổi dậy Stonewall

Cách mạng Haiti

Các cuộc nổi dậy ở Nam Phi

Các cuộc nổi dậy: Tiền đề cho phong trào giải phóng Người da đen