Cách mạng Haiti

Vào cuối thế kỷ 16, hòn đảo St. Domingue chuyên xuất khẩu cà phê, ca cao, chàm và bông là thuộc địa có giá trị nhất của Pháp và trên thực tế là hòn đảo có giá trị nhất ở toàn bộ vùng Caribe. Nhiệt độ ấm áp và độ ẩm quanh năm giúp hòn đảo này có thể trồng mía, một sản phẩm mới rất được ưa chuộng ở khắp khu vực phương Tây, nhưng có chi phí cao. Việc chế biến và phát triển nhà máy đòi hỏi nguồn lao động lớn, trong khi bệnh tật tràn lan giữa những người châu Phi nô lệ đóng vai trò là lực lượng lao động. Vì lý do này, nô lệ tại St. Domingue bị đối xử hà khắc và tàn bạo hơn hầu hết bất cứ nơi nào khác ở khu vực Tân thế giới. Tỷ lệ tử vong cao của người lao động đồng nghĩa với việc những kẻ buôn nô lệ càng nỗ lực nhiều hơn để có được năng suất trước khi người lao động chết, đồng thời tăng cường nhập khẩu nhân lực với tốc độ nhanh chóng để bù đắp.

Kết quả chung cuộc của tất cả những yếu tố này là đến năm 1790, hòn đảo nhỏ này được cho là có 40.000 người da trắng, 30.000 Người da đen tự do và gần 500.000 nô lệ ngày càng trở nên mệt mỏi vì sự đối xử hung bạo. Một số cuộc nổi loạn nhỏ, rải rác và các cuộc đụng độ giữa nô lệ đã trốn thoát và người da trắng diễn ra trên khắp hòn đảo trong năm đó, phần lớn lấy cảm hứng từ Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền do chính người Pháp thảo ra. Chính phủ tàn bạo của hòn đảo đã cố gắng đàn áp các hoạt động này và thể hiện quan điểm một cách cứng rắn bằng hành động chặt đầu dã man nhà cách mạng da đen đã được trả tự do Vincent Ogé, người đã lãnh đạo một cuộc biểu tình ủng hộ quyền bầu cử cho Người da đen tự do của hòn đảo, nhưng sự việc này chỉ khơi dậy căng thẳng. Ngày 22 tháng 8 năm 1791, ngày mà từ đó được gọi là Đêm Lửa, những người châu Phi nô lệ đã tham gia vào một cuộc nổi dậy có tổ chức cùng với những người châu Phi trốn thoát được gọi là Maroon. Những nhà cách mạng đã đốt đồn điền, nhà cửa và giết Người da trắng – trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Việc này đóng vai trò là loạt súng mở màn cho một cuộc chiến tranh kéo dài giữa những người châu Phi nô lệ và tự do và chính phủ Pháp tàn nhẫn của hòn đảo.

Từ năm 1791 đến 1803, chiến tranh diễn ra ác liệt và máu đổ khắp hòn đảo. Tìm cách tận dụng sự bất ổn của đối thủ người châu Âu (và chuyển nguồn của cải khổng lồ của hòn đảo sang ngân khố riêng của mình), người Anh và người Tây Ban Nha đã đứng về phe người châu Phi trong cuộc đụng độ và hứa hẹn sẽ chấm dứt chế độ nô lệ nếu chiến thắng. Được dẫn dắt bởi nhà lãnh đạo châu Phi có sức ảnh hưởng lớn là Toussaint L’Ouverture, các nô lệ trên hòn đảo không rút lui cho đến khi họ chấm dứt thành công cả thể chế nô lệ cũng như quyền kiểm soát thuộc địa của Pháp. Quốc gia mới, nay có tên là Haiti, trở thành quốc gia đầu tiên ở Tây Bán cầu xóa bỏ thành công chế độ nô lệ và là quốc gia đầu tiên được thành lập bởi những người trước đây từng là nô lệ. Niềm tự hào của người Haiti về chiến thắng này còn rõ ràng đến tận ngày nay, cả trong lễ kỷ niệm hằng năm Tuyên ngôn độc lập Haiti, được ký vào ngày 1 tháng 1 năm 1804 và trong âm nhạc Rara của lễ hội carnaval Haiti, tại đó các "tiểu đoàn" nhạc sĩ đi qua các ngôi làng, chiến đấu với nhau bằng bài hát, vang lên tiếng trống và tiếng sáo fife mà người Maroon được cho là đã chơi khi họ bước vào trận chiến với người Pháp.

Tìm hiểu các cuộc nổi dậy khác trong lịch sử của Người da đen

Các cuộc nổi dậy ở Nam Phi

Cuộc nổi dậy của người Ashanti và phong trào Độc lập của Ghana

Cuộc nổi dậy Stonewall

Các cuộc nổi dậy: Tiền đề cho phong trào giải phóng Người da đen