Ngày Juneteenth

Góc nhìn của Black@ Airbnb về phong trào giải phóng Người da đen

Mặc dù Ngày Juneteenth đóng vai trò không thể thiếu trong các sự kiện chào mừng kỷ niệm phong trào giải phóng Người da đen, nhưng đó chỉ là mảnh ghép nhỏ của một bức tranh toàn cảnh lớn hơn. Để đánh dấu dịp kỷ niệm năm nay, với tư cách là các thành viên trong nhóm tài nguyên cho nhân viên Người da đen của Airbnb tại Black@, chúng tôi mong muốn kể lại một phần trong câu chuyện lớn hơn về nỗ lực chống áp bức của cộng đồng Người da đen trên toàn cầu, các trận chiến chúng tôi đã giành thắng lợi và những chiến thắng tập thể của chúng tôi.

Người bạn của chúng tôi – Carvell Wallace – đã có bài viết tóm lược một số cuộc nổi dậy của Người da đen trên toàn thế giới và vai trò tiền đề của những sự kiện đó đối với những thay đổi lớn về nhận thức và hiểu biết của xã hội. Chúng tôi rất cảm động khi ông viết nên tác phẩm này và chúng tôi hy vọng rằng các bạn sẽ tích lũy được những hiểu biết mới cùng nỗ lực để không ngừng mở rộng kiến thức, cũng như tận dụng sức mạnh của riêng mình để hỗ trợ cộng đồng Người da đen. Tất cả mọi người đều có thể tham gia trong cuộc chiến đòi công bằng; bạn luôn được chào đón.

Dưới bài viết này, bạn sẽ thấy liên kết đến hồ sơ của một thành viên Ban cố vấn Chủ nhà Airbnb, tại đó có những chia sẻ sâu sắc về cảm giác được thuộc về, cũng như danh sách các trải nghiệm với Người tổ chức trên khắp thế giới tập trung vào lịch sử Người da đen thông qua lăng kính của cộng đồng địa phương.


Đoàn kết là sức mạnh!
Black@ Airbnb

Các cuộc nổi dậy làm tiền đề cho phong trào giải phóng Người da đen


Giới thiệu về tác giả

Carvell Wallace là podcaster (người làm podcast) từng đoạt giải thưởng, tác giả bán chạy nhất, đồng thời là cộng tác viên cho Tạp chí New York Times. Cuốn sách The Sixth Man (Người đàn ông thứ sáu) của ông đã lọt vào Danh sách cuối năm của Barack Obama, và bài podcast Finding Fred (Đi tìm Fred) của ông đã được tờ The Atlantic xếp hạng là bài podcast xuất sắc nhất của năm và được đề cử Giải Peabody.

Giới thiệu về tác giả

Carvell Wallace là podcaster (người làm podcast) từng đoạt giải thưởng, tác giả bán chạy nhất, đồng thời là cộng tác viên cho Tạp chí New York Times. Cuốn sách The Sixth Man (Người đàn ông thứ sáu) của ông đã lọt vào Danh sách cuối năm của Barack Obama, và bài podcast Finding Fred (Đi tìm Fred) của ông đã được tờ The Atlantic xếp hạng là bài podcast xuất sắc nhất của năm và được đề cử Giải Peabody.


Sâu thẳm trong thâm tâm của tất cả chúng ta, ai cũng mong muốn có cảm giác được thuộc về. Chúng ta muốn được an toàn, chúng ta muốn được yêu thương, chúng ta muốn được chăm sóc. Chúng ta muốn cảm thấy rằng chúng ta có một ngôi nhà. Đây là một mong muốn chung của tất cả mọi người, ở mọi thời đại. Cho nên vào năm 1789, mong muốn đó đã được ghi lại trong Tuyên ngôn về nhân quyền, văn kiện gồm 17 điều, ra đời sau cuộc Cách mạng Pháp. Điều 2 có viết: “Những quyền này bao gồm quyền tự do, quyền sở hữu tài sản, quyền được an toàn và quyền chống lại sự áp bức”. Vào năm 1789, ý tưởng cho rằng mỗi con người đều có quyền chống lại sự áp bức tất nhiên không phải là điều mới, nhưng sự khác biệt nằm ở việc kiên quyết đưa quyền đó vào một tuyên ngôn toàn cầu, như những gì mà các nhà cách mạng Pháp đã tìm cách làm.

Mặc dù văn kiện này được lập ra cho những mục đích tốt nhất, nhưng trên thực tế, quyền chống lại sự áp bức của rất nhiều người trên toàn cầu hiện nay không được bảo vệ. Những người đứng lên chống lại sự đối xử bất công thường phải đón chịu những cuộc tấn công bạo lực và đổ máu với sự bảo trợ của nhà nước. Bản chất của quyền lực là những người sở hữu nó thường mong muốn có nhiều hơn nữa và những người không có nó thì chỉ có thể đoạt lấy bằng vũ lực, hoặc như những gì Frederick Douglass, một người từng là nô lệ và người theo chủ trương bãi nô, đã đúc kết là: “Quyền lực không chịu nhượng bộ ai nếu ta không đòi hỏi nó. Điều đó chưa từng và sẽ không bao giờ xảy ra”.

Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã chứng kiến chính công dân của mình ra đường chống lại áp bức. Theo ước tính từ các cuộc thăm dò vào mùa hè năm 2020, có khoảng 15 đến 26 triệu người đã tham gia vào các cuộc biểu tình sau vụ cảnh sát Mỹ sát hại George Floyd vào ngày 25 tháng 5 năm đó, khiến đây trở thành một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử đương đại của nước Mỹ (nguồn: Kaiser Family Foundation, Civis Analytics, N.O.R.C., Pew).

Floyd chỉ là người mới đây nhất trong một hàng dài những Người da đen không có vũ trang, mặc dù không bị kết tội gì, nhưng đã bị cảnh sát bắn hoặc ghì cổ đến chết. Phản ứng mạnh mẽ của công chúng đối với những cái chết như vậy – và những đoạn phim quay bằng điện thoại di động thường đi kèm theo đó – đã báo trước sự xuất hiện của một phong trào toàn cầu nhằm chống lại sự tàn bạo của cảnh sát và thay đổi cơ bản cách thức cảnh sát tương tác với xã hội.

Phong trào này được thúc đẩy bởi những hành động mà nhiều người sẽ coi là không tuân theo pháp luật và gây rối loạn hoặc thậm chí là bạo lực. Hỏa hoạn, cướp bóc và phá hoại tài sản đã trở thành một khía cạnh gây tranh cãi trong sự phản kháng của người dân đối với những gì họ coi là đang áp bức họ, và thực sự, có rất nhiều người đặt câu hỏi về các chiến thuật này. Họ có thể nói: “Tôi đồng ý với mục đích của các bạn, nhưng tôi không đồng ý với cách các bạn làm”. Những hành động phản kháng này thường bị coi là bốc đồng, phản tác dụng hoặc thiếu suy nghĩ. Nhưng lịch sử toàn cầu về sự thay đổi xã hội cho chúng ta thấy một câu chuyện hoàn toàn khác.

Sự phản kháng mạnh mẽ vẫn luôn là một trong những cách làm chính để đạt được sự thay đổi xã hội có ý nghĩa. Từ phong trào Khởi nghĩa Sparta đến cuộc Cách mạng Mỹ, đã nhiều lần những người bị áp bức giành được tự do của mình không phải bằng cách yêu cầu quyền đó mà bằng cách trực tiếp đối đầu với những kẻ áp bức họ. Nói một cách đơn giản, việc bảo vệ những gì là của mình sẽ không xảy ra mà không có đối đầu.

Phong trào Black Lives Matter (Tính mạng người da đen cũng có ý nghĩa) không chỉ là một sự kiện chính trị hiện tại. Đó là một phần của truyền thống kéo dài hàng thế kỷ của những người bị áp bức mạnh mẽ vùng lên để đòi quyền được đối xử công bằng và bình đẳng, cũng như được hưởng các quyền cơ bản của con người. Nếu vẫn còn tồn tại sự lạm dụng, bất công và tàn bạo, sẽ còn có phản kháng của những người có hình dung về một thế giới tốt đẹp hơn, an toàn hơn, một thế giới mà tất cả chúng ta có thể cảm thấy được thuộc về, và những người sẵn sàng chiến đấu để chúng ta được sống trong thế giới này. Như những gì tác giả, nhà cách mạng và nhà hoạt động Angela Davis đã đúc kết: Tự do là một cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ.

Tìm hiểu về những cuộc nổi dậy quan trọng trong lịch sử Người da đen

Cách mạng Haiti

Các cuộc nổi dậy ở Nam Phi

Cuộc nổi dậy của người Ashanti và phong trào độc lập của Ghana

Cuộc nổi dậy Stonewall

Lắng nghe chia sẻ từ một Chủ nhà tiêu biểu


Sam Reed – thành viên Ban cố vấn Chủ nhà – trò chuyện về tầm quan trọng của lịch sử Người da đen trong giáo dục và chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về cảm giác được thuộc về, sự đồng cảm và tinh thần khởi nghiệp.

Sam Reed – thành viên Ban cố vấn Chủ nhà – trò chuyện về tầm quan trọng của lịch sử Người da đen trong giáo dục và chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về cảm giác được thuộc về, sự đồng cảm và tinh thần khởi nghiệp.


Trải nghiệm lịch sử của Người da đen qua lăng kính của cộng đồng Chủ nhà Airbnb

Trải nghiệm nổi bật

Nam Phi
Tour nghệ thuật đường phố Cape Town
Nam Phi
Một ngày ở Jo 'burg
Nam Phi
Trải nghiệm châu Phi truyền thống với Evi
Nam Phi
Một ngày ở Soweto
Vương quốc Anh
Trở thành DJ theo phong cách trong vài giờ
Vương quốc Anh
Lớp học nghệ thuật châu Phi chánh niệm
TRỰC TUYẾN
Hoa Kỳ
Làm bánh quy Soulfull Biscuit
Hoa Kỳ
Tour đi bộ của người Mỹ gốc Phi ở Lower Manhattan
Hoa Kỳ
Lịch sử Harlem với một lãnh đạo cộng đồng