Các cuộc nổi dậy ở Nam Phi

Việc Thực dân Hà Lan da trắng là chính quyền thiểu số ở Nam Phi vào đầu thế kỷ 20 không ngăn được họ quản lý bộ máy chính quyền và ban hành luật phân biệt chủng tộc hà khắc để đảm bảo việc duy trì quyền lực tại đất nước non trẻ này. Với nhiều mỏ kim cương, Nam Phi là quốc gia có nguồn của cải khổng lồ và chính phủ thiểu số muốn tích trữ nguồn của cải đó cho riêng họ. Một loạt đạo luật và quy định địa phương không chính thức nhằm mục đích biến người châu Phi bản địa thành công dân hạng hai đã được đưa vào một hệ thống mang tầm quốc gia có tên là Apartheid vào năm 1948. Người da đen không được phép đi đến một số khu vực nhất định của đất nước nếu không có giấy tờ, việc kết hôn giữa những người thuộc các chủng tộc khác nhau bị cấm và nhiều công việc được định rõ một cách hợp pháp là "Chỉ dành cho Người da trắng". Cuối cùng, Người da đen bị tước quyền công dân và buộc phải sử dụng hộ chiếu để di chuyển từ nhà đến các khu vực do Người da trắng kiểm soát. Phong trào chống đối mang tính ôn hòa trước các quy định phân loại hà khắc bắt đầu gần như ngay lập tức bằng các cuộc biểu tình và biểu tình ngồi. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo phong trào chống đối này phải đối mặt với các hình phạt tàn nhẫn và luật pháp cho phép cảnh sát tùy ý đánh đập, bỏ tù và tra tấn những người bất đồng chính kiến mà không cần xét xử.

Vào tháng 3 năm 1960, lực lượng cảnh sát là người da trắng của Nam Phi đã nổ súng vào những người biểu tình ở thị trấn Sharpsville của Người da đen, làm 69 người thiệt mạng. Đáp lại, Đại hội Dân tộc Phi, một tổ chức ý thức mang tính cách mạng của Người da đen được thành lập với mục đích chống lại chế độ Apartheid, đã tiến hành thay đổi chính thức chiến thuật, áp dụng chiến lược cố ý phá hoại tài sản thông qua hoạt động đốt phá và các phương thức khác và lãnh đạo của ANC là Nelson Mandela đã thành lập “uMkhonto we Sizwe” (MK) – cánh vũ trang và quân sự của đảng này. Năm 1962, Mandela bị bắt và bỏ tù vì âm mưu lật đổ nhà nước và bị giam giữ trong 27 năm. Tuy nhiên, cuộc chiến đã diễn ra ác liệt trong lúc ông vắng mặt. Vào tháng 6 năm 1976, cư dân thị trấn Soweto của Người da đen đã nổi dậy để phản đối việc chấp nhận tiếng Afrikaans, ngôn ngữ của Người da trắng thiểu số, là ngôn ngữ chính thức trong chương trình giáo dục. Khoảng 20.000 người biểu tình, hầu hết là sinh viên, đã tham gia hành động và cảnh sát một lần nữa đã nổ súng vào đám đông không vũ trang và có những hành vi tàn bạo. Mặc dù các con số chính thức khẳng định rằng 167 người châu Phi đã bị giết trong ngày hôm đó, nhưng ước tính không chính thức cho thấy con số này là gần 700 người. Ngày hôm sau, các sinh viên da trắng ở Johannesburg đã diễu hành ủng hộ những người biểu tình trong khi các cuộc bạo loạn và đình công nổ ra ở các thị trấn trên toàn quốc. Ngay cả khi vắng mặt Mandela, MK vẫn tiếp tục các hành động quân sự chống lại Đảng Quốc gia cầm quyền, thực hiện một loạt các cuộc tấn công bằng bom vào các mục tiêu chính phủ từ năm 1976 đến 1987. Đối mặt với áp lực cả trong và ngoài nước, cũng như mối đe dọa của cuộc nội chiến toàn diện, chính phủ Nam Phi đã bí mật tham gia các cuộc đàm phán song phương với Mandela để chấm dứt chế độ Apartheid. Vào ngày 11 tháng 2 năm 1980, Mandela được phóng thích khỏi nhà tù, báo hiệu hệ thống phân biệt chủng tộc và tàn bạo sắp đến hồi kết thúc. Nam Phi đã tổ chức cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên vào năm 1994 và vào ngày 10 tháng 5 năm đó, Mandela đã nhậm chức tổng thống Người da đen đầu tiên của đất nước.

Phong trào chấm dứt chế độ Apartheid không chỉ là phong trào chính trị mà còn là một phong trào ý thức mang tính toàn cầu, bao trùm cả lĩnh vực nghệ thuật, phim ảnh, sân khấu và âm nhạc trên khắp Cộng đồng người châu Phi và xa hơn nữa. Các nghệ sĩ Nam Phi như huyền thoại nhạc jazz Hugh Masakela và ca sĩ kiêm nhạc sĩ Miriam Makeba đã trực tiếp nêu thực trạng đáng buồn của Người da đen Nam Phi trong tác phẩm của mình, các nghệ sĩ âm nhạc người Mỹ đã thành lập nhóm Artists United Against Apartheid, bao gồm hàng chục nghệ sĩ từ Miles Davis cho đến Bob Dylan, Lionel Richie, người đã phát hành một ca khúc chống lại chế độ Apartheid và album Graceland của Paul Simon ra mắt vào năm 1986 đạt chứng nhận đa bạch kim – được thực hiện dựa trên sự hợp tác với các nhạc sĩ Người da đen Nam Phi, bao gồm cả nhóm hợp xướng Ladysmith Black Mambazo – đã giúp thu hút sự chú ý của công chúng quốc tế về tình hình tại đó.

Tìm hiểu các cuộc nổi dậy khác trong lịch sử của Người da đen

Cuộc nổi dậy của người Ashanti và phong trào Độc lập của Ghana

Cuộc nổi dậy Stonewall

Cách mạng Haiti

Các cuộc nổi dậy: Tiền đề cho phong trào giải phóng Người da đen